5 Sai lầm thường gặp khi viết phần mềm theo yêu cầu

141
viết phần mềm theo yêu cầu
Không kiểm tra dữ liệu đầu vào, đầu ra khi viết phần mềm theo yêu cầu

Bài viết này sẽ chỉ ra cho các bạn 5 sai lầm thường gặp khi viết phần mềm theo yêu cầu. Đây đều là những lỗi phổ biến, qua đó giúp các bạn có thể lưu ý và tránh gặp phải trong công việc.

Viết phần mềm theo yêu cầu không chia nhỏ code, không có chú thích

Đây là lỗi hay gặp ở các bạn mới chập chững vào nghề. Họ thường cố nhồi nhét nhiều code vào một file, như function, class, module. Nhiều người lầm tưởng, viết 1 file code dài là tốt. Nhưng thực sự, đây là điều không nên.

viết phần mềm theo yêu cầu 2
Viết phần mềm theo yêu cầu không chia nhỏ code, không có chú thích

Giải pháp là hãy chia nhỏ các đoạn code, lưu ý có thêm chú thích, giải thích rõ ràng. Nên nhớ, code không chỉ để mình bạn hiểu. Mà nó cũng cần được đọc hiểu bởi các lập trình viên khác khi cần thiết.

Lỗi logic khi viết phần mềm theo yêu cầu

Đây là lỗi do tư duy sai, áp dụng thuật toán sai. Đây là loại lỗi khó phát hiện nhất, đôi khi người dùng phải sử dụng chương trình lâu mới phát hiện ra.

Việc debug lỗi cũng là tốn khá nhiều thời gian, vì chương trình cần chạy nhiều lần. Cho nhiều kết quả, qua đó đánh giá xem nó có phù hợp không.

Các IDE tiên tiến hiện nay đều bổ sung chức năng Debug vào từng dòng lệnh. Lập trình viên sẽ chạy từng bước để xác định đúng lỗi ở đâu.

Sai lầm cho rằng code nhanh sẽ tốt hơn code đẹp, dễ đọc

viết phần mềm theo yêu cầu 3
Sai lầm cho rằng code nhanh sẽ tốt hơn code đẹp, dễ đọc

Một điều rất hay xảy ra là việc viết code khoa học và tối ưu, sao cho dễ đọc nhất. Có nhiều người cho rằng, code nhanh và chạy ổn là được. 

Nhưng khi nhìn vào thì các hàm, module, import lộn xộn. Với dân viết phần mềm theo yêu cầu chuyên nghiệp. Họ chú trọng để viết code sạch và đẹp ngay từ khi bắt đầu, tránh viết code một cách bừa bãi.

Một người lập trình có kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận ra sự lộn xộn trong code của một lập trình viên mới. Đơn giản như việc thụt đầu dòng, hay tạo khoảng trắng cũng là điều kiện để sắp xếp logic một cách chính xác, việc debug thuận tiện hơn. 

Sai lầm về đặt tên biến và tên hàm  cũng là lỗi thường gặp. Thay vào đó, hãy đặt tên biến, tên hàm một cách có ý nghĩa. Cố gắng chọn cái tên gợi nhớ đến chức năng của biến, của hàm đó. 

Như vậy sẽ dễ dàng cho những người đến sau làm nhiệm vụ duy trì và sửa chữa hệ thống. Họ không phải suy nghĩ đắn đo hàm f này làm gì, tham số đầu vào của hàm kia là gì. 

Viết phần mềm theo yêu cầu không có kế hoạch

Khi nhận được một dự án nào đó, người viết sẽ ngay lập tức vào code. Không có sự phân tích hay lên kế hoạch tổ chức code. Họ cho rằng, tốn thời gian và code đến đâu hay đến đó.

Kết quả là, với những task nhỏ thì không có vấn đề. Còn những task to, dung lượng code trong dự án tăng lên, cùng với hàng loạt modules, components. Sau một ngày vài quay trở lại code, rất khó để bạn nhớ được cấu trúc, luồng code.

Lời khuyên là hãy có một plan tổng thể về dự án sẽ làm, cấu trúc, kế hoạch chia ra các phần rõ ràng. Nó không những giúp ích trong công việc mà khách hàng cũng sẽ thuận tiện theo dõi.

Không kiểm tra dữ liệu đầu vào, đầu ra khi viết phần mềm theo yêu cầu

viết phần mềm theo yêu cầu
Không kiểm tra dữ liệu đầu vào, đầu ra khi viết phần mềm theo yêu cầu

Không ít đơn vị viết phần mềm thường bỏ qua việc kiểm tra dữ liệu đầu vào cũng như đầu ra. Mặc định coi như dữ liệu đầu vào luôn chuẩn xác, do đó code chạy không thể sai. Đến khi local chạy ổn, thì khách hàng lại báo server lỗi, app bị treo. Lúc này mới đi debug từng dòng code để tìm lỗi sai.

Khâu kiểm tra code thật sự lằng nhằng, và mất thời gian, nhất là với dự án nhỏ. Vô tình điều này đã tạo nên 1 thói quen không tốt. Nên nhớ, dù viết phần mềm tốt đến đâu mà không chạy được thì cũng vô nghĩa.

Trên đây là những lỗi thường gặp phải khi viết phần mềm theo yêu cầu. Quý khách cần được GMT Solution tư vấn hoặc báo giá dịch vụ viết phần mềm, xin vui lòng liên hệ hotline 0917 987 079. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây