Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, công nghệ chính là người trợ thủ đắc lực cho những doanh nghiệp lớn, nhỏ. Điều này giúp cho các nhà lãnh đạo dễ dàng quản trị doanh nghiệp của mình một cách thông minh và dễ dàng hơn. Có những công ty đã thực sự thành công khi ứng dụng phần mềm. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp thất bại khi ứng dụng. Bài viết sau đây sẽ chỉ rõ lý do viết phần mềm theo yêu cầu thất bại của hầu hết các doanh nghiệp lớn, nhỏ trên thị trường.
Có nhận thức chưa đúng về phần mềm
Theo như nghiên cứu, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại trong việc ứng dụng phần mềm vào doanh nghiệp đó chính là nhận thức sai về tính năng và nhu cầu của chính mình. Chủ doanh nghiệp chưa thật sự hiểu rõ về tác dụng và công năng mà phần mềm mang đến, họ quá “phù phiếm” tính năng cũng như đặt trọn mọi vấn đề vào phần mềm này.

Nhà lãnh đạo thờ ơ trong khâu quản lý
Các nhà lãnh đạo thường vẽ ra “bức tranh màu hồng” nhưng lại không thể xử lý và quản lý hiệu quả các quy trình cũng như cơ chế hoạt động của mình. Họ hoàn toàn đặt lòng tin vào phần mềm quản lý sẽ giúp đỡ họ, thế nhưng trên thực tế thì phần mềm chỉ là một công cụ góp phần giúp cho bộ máy doanh nghiệp hoạt động trôi chảy hơn mà thôi. Điều gì cũng phải có yếu tố con người là quan trọng nhất.
Những bộ phận trong doanh nghiệp không nhất trí
Dù cho có phần mềm quản lý tốt đi chăng nữa, doanh nghiệp cũng cần có một đội ngũ chuyên nghiệp và các bộ phận liên kết tốt với nhau để bộ máy doanh nghiệp được vận hành một cách tốt nhất. Đôi khi chỉ cần có vài sự bất đồng quan điểm, không nhất trí và đồng lòng với nhau cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Nếu một khâu có vấn đề sẽ gây nên sự sụp đổ của cả một hệ thống, doanh nghiệp.
Đầu tư vào phần mềm một cách nửa vời
Nếu muốn có được sự hiệu quả khi sử dụng phần mềm, các doanh nghiệp nên phát triển và ứng dụng một cách toàn diện. Đồng nghĩa với việc phải đầu tư một cách đồng bộ từ thiết bị phần cứng, phần mềm, đào tạo chuyển giao và cả khâu vận hành.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải có nhân viên phụ trách có đủ trình độ để quản trị hệ thống. Nếu chỉ đầu tư một cách nửa vời thì nguy cơ thất bại là rất cao. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến việc ứng dụng phần mềm không hiệu quả ở nhiều doanh nghiệp.
Đưa ra kế hoạch và dự toán kinh phí sai
Nếu đưa ra dự toán kinh phí sai sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như: báo giá sai, kế hoạch hoàn thành dự án bị sai lệch, thời gian chậm trễ… Chính vì thế, người lấy yêu cầu cần phải có nhiều kinh nghiệm và đánh giá một cách chi tiết về nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu tỉ mỉ về chức năng của phần mềm để có thể lựa chọn được phần mềm phù hợp cũng như dự toán chính xác.
Nhân lực không đủ chuyên môn
“Con người” luôn là yếu tố quan trọng nhất để có thể triển khai một phần mềm thành công. Điều này đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải có sự am hiểu về lĩnh vực phần mềm cũng như dày dặn kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ. Người này sẽ có vai trò quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với chức năng phần mềm và đội ngũ phát triển nó. Đảm bảo viết phần mềm theo yêu cầu chuẩn xác, hay hấp dẫn dễ dùng, hiệu quả.

Lời kết
Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ lý do viết phần mềm theo yêu cầu thất bại. Các bạn hãy tham khảo để có thêm kinh nghiệm ứng dụng phần mềm vào doanh nghiệp nhé! GMT Solution tự hào là công ty chuyên cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ nhé!